Đặt tour ngay

 Liên hệ: 0243 999 6476 

✅ 0947 001984
✅ 0977 001984

Lịch trình rõ ràng Giá cả chi tiết Nhân viên hỗ trợ tư vấn 24/7 

5/5 - (32 bình chọn)

Tour du lịch chùa Ba Vàng – Yên Tử 1 ngày

Thời gian: 1 ngày / Phương tiện: Ô tô / Khởi hành: hàng ngày

Chùa Ba Vàng tên chữ là Bảo Quang Tự được xây dựng từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII ) nằm tọa lạc trên núi Thành Đẳng thuộc Quần thể của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – một phái thiền lớn nhất và độc tôn của nước ta do Phật hoàng Trần Nhân Tông đắc pháp ý chỉ thiền sáng lập. Việc tôn tạo chùa Ba Vàng làm sống động hơn cho cuộc sống tâm linh của người con Phật. 

Chùa Yên Tử khởi nguồn của Phật Giáo Việt Nam  được Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng. Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, đến với Yên Tử, Chùa Ba Vàng quý khách sẽ được hành hương về với đất Phật. Kinh đô của Phật Giáo Việt Nam.

Lịch Trình:

6h30: Xe và hướng dẫn viên sẽ đón quý khách tại Nhà Hát Lớn Hà Nội khởi hành đi Quảng Ninh. Quý khách nghỉ chân tại Sao Đỏ, Hải Dương 25 phút. Sau đó tiếp tục đi Uông Bí.

10h00: Đến Uông Bí. Quý khách thắp hương lễ phật tại Chùa Ba Vàng. Chùa cổ được xây dựng năm 1676 dưới thời vua Lê Dục Tông có tên là Bảo Quang Tự. Năm 2014, mới khách thành Chùa Ba Vàng mới với chánh diện lớn nhất Việt Nam rộng tới 3500m2. Với lối kiến trúc đẹp mắt của Phật Giáo Trúc Lâm.

11h30: Đoàn di chuyển về nhà hàng tại Yên Tử ăn cơm trưa.

Chiều: Tham quan Chùa Yên Tử quý khách gửi đồ và theo sự chỉ dẫn đi bộ ra cáp treo ga đầu số 1 (hoặc tự đi bộ chinh phục tuyến 1 Hoa Yên) – Khách đi cáp treo lên ga cuối số 1 đi bộ lên chùa Hoa Yên – thăm lễ chùa Hoa Yên. Khách tiếp tục đi bộ qua chùa Một Mái – ra ga đầu số 2, khách đi cáp treo lên ga cuối số 2, đi bộ đến Tượng An Kỳ Sinh, lễ tham quan và tiếp tục đi bộ chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử để đến chùa Đồng. Sau đó khách đi xuống theo lộ trình ngược lại khi đi lên (quý khách có thể đi bộ có thể thăm thêm chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, Giải Oan…).

17h00: Xe đón quý khách khởi hành về Hà Nội, trên đường quý khách dừng chân nghỉ ngơi mua sắm đặc sản tại Hải Dương.
20h30 – 21h00: Xe đưa quý khách về đến Hà Nội. Kết thúc Tour du lịch chùa Ba Vàng – Yên Tử 1 ngày với nhiều kỷ niệm. Chia tay và chào tạm biệt quý khách !

GIÁ TOUR:

〉〉〉 Quý khách tham khảo Tour du lịch Yên Tử 1 ngày [ Khởi hành hàng ngày ]

Giá tour bao gồm:Giá tour không bao gồm:
– Xe ô tô đưa đón hai chiều Hà Nội – Yên Tử – Hà Nội
– Hướng dẫn viên du lịch phục vụ đoàn theo lịch trình
– 01 bữa ăn chính, mức ăn 150.000đ/suất
– Vé thắng cảnh tại Yên Tử
Hóa đơn thuế VAT
– Đồ uống trong các bữa ăn, trên xe ô tô và các chi phí cá nhân khác
– Vé cáp treo khứ hồi 4 chặng (giá tham khảo thời điểm hiện tại: 320.000đ/ người)
– Vé xe điện Yên Tử 20.000đ

– Tiền típ cho hướng dẫn và lái xe

►CHÍNH SÁCH TRẺ EM:
– Từ 1-4 tuổi  : miễn phí (bố mẹ tự lo mọi chi phí liên quan)
– Từ 5-8 tuổi : tính 75% giá tour (ăn 1 suất và ghế riêng trên xe)
– Từ 9 tuổi    :  tính như người lớn.
Lưu ý quan trọng: Với trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu chiều cao > 120cm sẽ tính phí như người lớn.

 


 Lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

Cần phải chuẩn bị gì khi đi tham quan Yên Tử: Một số vật dùng cần thiết khi đi Yên Tử: Tiền, giầy đế thấp leo núi, mũ/nón (mùa hè), ô/áo mưa (mùa mưa), ba lô nhỏ, nước uống, quần áo gọn nhẹ, máy ảnh/điện thoại (ở Yên Tử vẫn có sóng điện thoại, mạnh nhất là sóng Viettel), …
–  Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.

– Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài.
– Đến rừng tùng, đừng dẫm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 700 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẫm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẫm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!
– Cẩn thận đoạn lên chùa Đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt. Nhưng yên tâm, có một điều rất lạ là rất ít người bị ngã khi đến đây, đất thiêng mà.

 


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG YÊN TỬ

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”

Dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du khách sẽ được nếm trải không ít khổ nạn trên con đường tìm đến một chút thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn. Nằm chênh vênh trên độ cao 1.068m, Chùa Đồng – điểm đến cuối cùng trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử là sự thách thức lòng thành tâm của các thiện nam tín nữ và sự kiên nhẫn của các du khách vãn cảnh có mong muốn được thỉnh ba hồi chuông giữa chót vót mây vờn sương cuộn.

Núi Yên Tử xưa có nhiều tên gọi: Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân Sơn (Núi Mây Trắng), Phù Vân Sơn (Núi Mây Nổi), Linh Sơn (Núi Thiêng), An Tử… Trên đỉnh núi ngày nay vẫn còn lưu dấu tích kiến tạo vỏ trái đất cách đây 10 triệu năm với bãi đá ngổn ngang thiên hình vạn trạng. Trong lòng núi có mỏ than lớn. Sóng núi điệp trùng, rừng đại ngàn che phủ, muôn dải núi đều chầu về Yên Tử, cây mọc chênh vênh trên vách đá, thấp thoáng tháp chùa cổ kính rêu phong, thác đổ, suối reo…, đẹp như những bức tranh thủy mặc.

Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Rừng Yên Tử lưu giữ nhiều nguồn gien động vật và thực vật: Trong 206 loài động vật có xương sống, có hơn 20 loài quý hiếm ghi danh trong Sách đỏ Việt Nam như: Sóc bay lớn, voọc mũi hếch, ếch ang, ếch gai, thằn lằn cá sấu…; trong số 830 loài thực vật, có 38 loài đặc hữu quý hiếm như: Táu mật, lim xanh, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao… Những hàng tùng, cây đại, vườn cây người xưa trồng đã hơn bảy trăm năm. Rừng trúc bạt ngàn, vạt mai vàng, khóm cúc hoa nở rộ… Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi bốn mùa.

Từ xưa, Yên Tử được coi là Cõi Tiên, Cõi Phật – nơi con người tu thành Tiên, thành Phật. Tục truyền: Hơn hai ngàn năm trước, thầy Yên Kỳ Sinh về núi này tu Tiên, hái lượm cây thuốc, luyện thần dược trường sinh bất lão và chữa bệnh cứu người, khi mất đã hóa thành tượng đá, tên gọi “thầy Yên” là “Yên Tử”.

Non Thiêng Yên Tử chính là nơi dung dưỡng tinh thần, giúp con người hướng thiện, trở về bản tâm chân thật của chính mình. Gần một nghìn năm qua, đây là nơi tu hành, thành đạo của của các bậc anh hào hiền lương mà cuộc đời, sự nghiệp đã trở thành bất tử, từ Tổ Hiện Quang  thời Lý (trước năm 1220) đến các Tổ: Đạo Viên,  Đại Đăng, Tiêu Diêu, Huệ Tuệ, Tam Tổ Trúc Lâm… thời Trần (thế kỷ XIII – XIV), từ Tổ Chân Nguyên thời Lê (thế kỷ XVII) đến Ni sư Đàm Thái thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XX).

Yên Tử là nơi vua Trần hiển Phật. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) làm vua ở tuổi 20. Sau khi tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, hai lần (1285 và 1288) đánh thắng giặc Nguyên Mông – đội quân hùng mạnh nhất thời ấy, Ngài thực hiện thành công các cuộc hòa giải, xây dựng đất nước Đại Việt thịnh vượng. Từ bỏ ngôi vua ở tuổi 35, Ngài về hành cung Vũ Lâm rồi lên Yên Tử tu khổ hạnh. Từ chức vị cao sang của nhà vua, vua Trần trở về ngôi tôn quý của Nhà Phật. Ngài mất ở am Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử. Ngôi tháp Huệ Quang trước chùa Hoa Yên thờ xá lợi của Ngài.

Yên Tử là “phúc địa” (đất phúc), “linh địa” (đất thiêng), nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được ghi vào điển thờ. Yên Tử lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải là thánh thần ban phước, giáng họa. Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si… để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài. Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thiền phái Trúc Lâm là nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam.

Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển ở đỉnh cao, Yên Tử bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: Long Động, Hoa Yên, Vân Tiêu (Uông Bí ngày nay), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngọa Vân (Đông Triều), Thanh Mai, Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở vùng rừng núi phía Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày nay.

Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần – Lê dưới những ngôi chùa được trùng tu, phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo, lưu lại dấu ấn vàng son của một thời đã qua.

Yên Tử là căn cứ địa cách mạng, nơi bộ đội luyện quân, nơi ghi dấu chiến công trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của Việt Nam ở thế kỷ XX.

Về Yên Tử, ta lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông Vua hóa Phật, những áng thơ ca của người xưa, những công trình mang giá trị kỷ lục thời nay: Chùa Đồng, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Quả cầu Như Ý báo ân Phật Tổ… Yên Tử luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi, ca, nhạc, họa.

Hàng năm, Yên Tử mở Hội Xuân, đón khách hành hương lễ Phật, du sơn thắng cảnh suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi năm, hàng triệu du khách về Yên Tử. Họ đến từ các địa phương trong nước, từ nhiều quốc gia trên thế giới với đủ độ tuổi, giới tính, sắc tộc và cương vị xã hội.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, tư tưởng, cảnh quan… của một Di tích quốc gia đặc biệt và của Rừng quốc gia; với định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh bền vững, gần gũi với thiên nhiên; cùng Vịnh Hạ Long xinh đẹp và thơ mộng, Yên Tử đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương trong nước và quốc tế, nơi hàng triệu con tim khao khát hướng về.


TheSinhTour