Toàn cảnh Chùa Hương mùa Hoa Gạo
Chùa Hương – một danh thắng đã trở lên nổi tiếng trong nước và quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp thần tiên nhờ thiên nhiên ưu đãi, mà nó còn là nét đẹp văn hoá tín ngưỡng phật giáo của người dân Việt. Đặc biệt hơn nhiều nơi khác, chùa Hương là nơi tập hợp đền, chùa, hang động, gắn liền với núi rừng và trở thành 1 quần thể thắng cảnh rộng lớn.
Với 1 kiến trúc hài hoà giữa thiên nhiên và nhân tạo, tạo hoá đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hoà. Và con người đã thổi hồn những điêu kì diệu đó để nó trở lên lung linh và sinh động. Chính nhờ đó đã tạo nên 1 nét văn hoá tín ngưỡng của dân tộc ta: đó là văn hoá tín ngưỡng đạo phật. Trải qua nhiều thế kỉ nó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi người Việt Nam khi tới du lịch chùa Hương. >> Tour chùa hương 1 ngày
Trước 1 danh thắng các vị vua chúa và tao nhân đã không tiếc lời thán phục.Năm 1770, khi Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đi tuần thú Hương Sơn đã rung động trước vẻ đẹp huyền ảo và kì vĩ của Hương Sơn nên đã cho khắc 5 chữ “Nam thiên đệ nhất động” lên cửa động Hương Tích. Và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã để bút ngợi ca vẻ đẹp tuyệt mỹ của Hương Sơn như Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương…Giờ đây chùa Hương không chỉ có giá trị 1 vùng miền mà còn là di tích quốc gia mang ý nghĩa văn hoá tâm linh của dân tộc và là giá trị triết lý sống của chuỗi phát triển văn hoá tín ngưỡng đạo phật của người dân việt từ xa xưa cho tới ngày nay.
Đến du lịch chùa Hương, du khách sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Yến. Suối Yến nước trong vắt, mềm mại như một dải lụa, nằm uốn mình dưới chân những dãy núi, những cánh rừng, nối liền cuộc đời trần tục ồn ào với một góc bồng lai, thanh tịnh. Hầu như mỗi ngọn núi, hang nước, nét suối, cánh đồng dọc suối Yến đều gắn liền với sự tích, sự kiện lịch sử hoặc giai thoại của cộng đồng địa phương. Hai bên bờ là những ngọn núi trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau. Mỗi ngọn núi đều có một tên gọi riêng, một hình dáng riêng.
Chùa Hương mùa Hoa Gạo >> Tour du lịch Chùa Hương 1 ngày
Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.
Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời.
Tháng ba là thời điểm hoa gạo nở rực rỡ nhất, trảy hội chùa Hương thời điểm này du khách vừa ngồi trên thuyền trôi nhẹ trên dòng suối Yến, vừa được ngắm những tán hoa gạo hai bên bờ.
Rất ít khách tới chùa Hương biết đến tên của trái núi thấp, đối diện đền Trình – núi Đụn. Cái tên đó thể hiện ước nguyện của người nông dân nghèo mong trong nhà có đụn thóc, đụn khoai, đụn ngô… Tục truyền rằng ở đây có 100 ngọn núi, 99 ngọn quay đầu về động Hương Tích bái Phật, riêng chỉ có núi Tượng bướng bỉnh ngoảnh đầu đi nơi khác nên bị vị hộ pháp hùng cường chém soạt một bên hông…
Chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngoài. Tương tuyền vào đời vua Lê Thánh Tông thế kỉ 15, trong một lần đi tuần thú phương Nam
Nhà vua đã dừng chân tại đây và gọi vùng đất này là Thiên Trù. Sau đó có 1 nhà sư pháp danh là Trần Đào Viên Quang Châu Nhân đã cùng với dân làng Yến Vỹ dựng hào an để tu tâm và khai sáng ra thiền môn Thiên Trù Tự. Vùng đất này từ đó cũng trở thành 1 trung tâm phật gíao lớn, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hiện nay.Thiên Trù – “bếp trời”, chẳng biết có phải các thiên tướng nhà Trời có phải xuống đây đặt bếp hay không nhưng mỗi đoàn hành hương khi đến đây phải lo ăn uống cho no, nai nịt gọn gàng, chuẩn bị cho cuộc hành hương vào chùa trong – Động Hương Tích. Có thể nói chùa Thiên Trù là một công trình có giá trị kiến trúc văn hoá nghệ thuật Lê – Nguyễn. Sự bố cục rất hài hoà: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách… có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người ở lại qua đêm trong hành trình chiêm bái lễ Phật.
Đường vào động Hương Tích chỉ hơn 2km, nhưng là hàng ngàn bậc đá nằm cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi. Cứ lên cao, cao mãi, nhìn xa xa lấp giữa muôn màu lá, giống như một chiếc hang lên giữa trời. Trên đường đi có nhiều tảng đá đã mòn vẹn, trơn nhẫy bởi muôn vàn bước chân của khách hành hương qua bao mùa lễ hội. Nhiều tảng đá cao chông chênh, đôi khi phải gập người mới lên khỏi.Trên đường vào động, sẽ đi qua rất nhiều địa danh: chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, giếng Long Tuyền, am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh… những địa danh đã đi vào thơ ca của biết bao nhà thơ lớn, như trong bài “Phong cảnh Hương Sơn” của nhà thơ Chu Mạnh Trinh:
“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh..”
Theo những lối mòn, leo qua khoảng hơn trăm bậc đá thì tới cửa động.Từ đây có thể phóng tầm mắt bao cả một vùng Hương Sơn trùng điệp núi non
Từ cửa xuống động Hương Tích là 120 bậc đá kê, không trát mặt. Xung quanh là những thân cây rừng mọc thẳng cao vút, như đón ta với tấm lòng ngay thẳng. Theo thuyết phong thuỷ thì động Hương Tích niệm 1 con rồng lớn, còn núi Đụn Gạo chính là lễ dâng. Cổ xưa, từ cửa động vào sân động phải đi qua hai cây cầu bằng gỗ lim bắc song song, gọi là Bạch Liên Kiều, qua hang sâu, ở phía dưới có nước, gọi là Liên Trì (tức là ao sen).
Động Hương Tích giờ đây như chốn thần tiên nơi hạ giới. Cửa động với bút tích của chúa Trịnh Sâm “Nam thiên đệ nhất động”, tức động đẹp nhất trời nam. Sau đó, rất nhiều thi sĩ lớn bị cảnh đẹp và khí linh thiêng nơi đây làm choáng ngợp:
“Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi đây có phải
Nhác trông lên, ai khéo vẽ vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy núi uốn thang mây”
Từ cửa động đi tới dưới lòng hang phải vượt qua chừng 100 bậc đá. Càng xuống dưới ta càng thấy sáng sủa, mát mẻ, thoáng đãng hơn
Trong động Hương Tích có muôn vàn tượng phật lớn nhỏ, được khắc vào đá, được tạc lên các nhũ thạch rủ xuống muôn màu muôn sắc. Nhưng đẹp nhất, bề thế nhất là bức tượng bồ tát Quán Thế Âm bằng đá xanh ở giữa bàn thờ. Tục truyền rằng bà đã đến đây tu thành chính quả. Và như thế có thể gọi nơi đây là một thánh tích. Không biết có bao nhiêu người dân đến đây cảm được lòng từ bi của ngài mà trở về giác ngộ, Có lẽ không phải là ít.
Nguồn: TheSinhTour.Com